Bạn có đang bỏ lỡ đầu tư vào Thành Phố Mới
Các thành phố mới đang được sinh ra , bởi vì những thành phố chúng ta đã có không còn đủ nữa. Theo ước tính của Liên hợp quốc, đến năm 2050, khoảng 70% dân số thế giới sẽ sống ở các trung tâm đô thị, có nguy cơ quá tải, đặc biệt là ở châu Á.
Thành Phố Mới
Nơi đưa ra các giải pháp chiến lược cũng như áp dụng những công nghệ hiện đại nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Chú trọng trước hết việc tạo ra một cơ chế hợp tác chặt chẽ và năng động giữa nhiều thành phần trong địa phương (như các doanh nghiệp, chính quyền địa phương, người dân…) để phát huy được sức mạnh tập thể và sự sáng tạo của cả cộng đồng; đồng thời tùy vào bức tranh toàn cảnh, bản chất của nền kinh tế – xã hội, thế mạnh của địa phương mà cùng vạch ra các mục tiêu đột phá để triển khai một cách đồng bộ; đặt con người chứ không phải công nghệ là trọng tâm, mang lại lợi ích chung cho các bên. Bình Dương là một ví dụ điển hình của Việt Nam đang hoạch định chiến lược kinh tế – xã hội hướng tới TPTM theo cách tiếp cận này.
Thành phố không tưởng
Với khát vọng đổi mới, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, từ tháng 3-2016 tỉnh Bình Dương đã triển khai Đề án thành phố thông minh (TPTM), nhưng không áp dụng cách tiếp cận thông thường là ứng dụng công nghệ hiện đại để giải quyết một số vấn đề như giao thông, năng lượng, hành chính điện tử… mà quyết định nghiên cứu mô hình đột phá của các TPTM trên thế giới đã thành công, đặc biệt là thành phố kết nghĩa Eindhoven, Hà Lan. Từ đó, Bình Dương học hỏi để vươn lên một tầm cao mới
Đề án TPTM Bình Dương được xây dựng căn cứ trên 5 Chương trình đột phá của Tỉnh ủy giai đoạn 2016-2020. Từ đó, đề án hướng đến quy tụ nhiều nguồn lực cả trong và ngoài nước, nhắm đến những giá trị mới của nền kinh tế khu vực và toàn cầu trong thế kỷ 21, đặt con người và tri thức là trọng tâm. Theo đó, tỉnh đang tập trung xây dựng 5 lớp: quy hoạch đô thị, giao thông, đổi mới sáng tạo, công nghiệp, nguồn nhân lực là những yếu tố cốt lõi trong xây dựng thành phố thông minh Bình Dương
Lớp thứ nhất là quy hoạch đô thị và giao thông tập trung theo mô hình TOD – lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán.
Lớp thứ hai, Bình Dương sẽ xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo lấy trường Đại học Quốc tế Miền Đông làm trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Lớp thứ ba là thu hẹp khoảng cách giữa thương mại dịch vụ và công nghiệp. Đây là yêu cầu cấp bách của Bình Dương trong giai đoạn mới, để phát triển kinh tế cân bằng.
Lớp thứ tư là phát triển công nghiệp. Bình Dương có nền tảng công nghiệp lớn vì vậy việc phát triển công nghệ, xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho cả khu vực công và khu vực tư rất phù hợp để phát triển công nghiệp 4.0. Phát triển nguồn nhân lực là lớp quan trọng và quyết định sự thành công của mô hình 5 lớp. Bởi vậy tỉnh xem chiến lược phát triển, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi trong việc triển khai và phát triển thành phố thông minh.
Sau 5 năm phát triển, Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới (ICF) đã công nhận Vùng thông minh Bình Dương trong top 7 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới năm 2021
Giai đoạn 2021-2025
Bước sang giai đoạn 2021-2025, với sự bùng nổ của khoa học công nghệ và mô hình kinh doanh mới, cùng những cơ hội hậu COVID-19, Bình Dương xác định tiếp tục quyết liệt đột phá, đưa đề án Thành phố Thông minh sang một tầng bậc phát triển cao hơn. Bài viết sẽ trình bày một số tầm nhìn chiến lược, định hướng cho giai đoạn tiếp theo của Đề án TPTM, bao gồm việc qui hoạch Vùng Đổi mới Sáng tạo, tạo động lực để đẩy mạnh đà phát triển, xây dựng Bình Dương hướng tới kinh tế tri thức, kinh tế xã hội số.
Theo cách tiếp cận của Bình Dương, thành phố thông minh (TPTM) như một hệ sinh thái năng động sáng tạo, trong đó mọi thành tố không ngừng được cải tiến, đổi mới, tối ưu hóa. Đề án TPTM lấy mô hình Ba Nhà (gồm nhà nước-nhà doanh nghiệp-nhà trường) làm trụ cột, đặt con người và tri thức làm trọng tâm, lấy hợp tác kết nối làm phương châm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Từ 2016-2020, đề án đã triển khai giai đoạn đầu tiên bằng một kế hoạch hành động tổng thể “Binh Duong Navigator 2021”. Bản kế hoạch này giúp chỉ ra viễn cảnh chung, xác định những phương hướng phát triển, phân công và cam kết từng chương trình hành động cụ thể để xây dựng Bình Dương – với vai trò là một bộ phận quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam – hướng đến TPTM, là khu vực mang tầm quốc tế về khoa học công nghệ (KHCN) và kinh tế trong các lĩnh vực cải tiến sáng tạo, dịch vụ và sản xuất công nghệ cao.
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương có những lợi thế ban đầu để chuẩn bị cho hướng đi nói trên, đó là toàn tỉnh có hơn 30.000 doanh nghiệp, 29 khu công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng quy hoạch quy mô và đồng bộ. Đặc biệt, Bình Dương nằm trong khu vực tri thức cao của cả nước, riêng trên địa bàn tỉnh có 8 đại học, 7 cao đẳng, 16 trường nghề, 45 trung tâm, cơ sở dạy nghề và nằm trong khu vực có hơn 120 trường đại học, cao đẳng trong bán kính 2 giờ đi ô tô.
Bên cạnh đó, tình hình trong nước và thế giới cũng đang mở ra những cơ hội lớn cho một tỉnh công nghiệp như Bình Dương. Cụ thể là Việt Nam đang đón nhận làn sóng dịch chuyển của nền sản xuất thế giới. Trong khi đó, trên thế giới, nhiều xu thế phát triển mới đang mở ra hướng đi mới của thời đại như: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (theo Diễn đàn kinh tế thế giới 2017), xây dựng các TPTM (là chiến lược toàn lãnh thổ của Singapore, Hà Lan…). Các mô hình này đặt ra những khó khăn lớn cho các nước có trình độ công nghệ chưa cao, nhưng cũng là thời cơ vàng để các nước này bứt phá phát triển.